Phần 1
Nguyên tắc dựng layout
Phần 2:
Example về dựng layout với độ phân giải 1024x768(px) bằng thẻ DIV và CSS
Phần 3:
Thiết kế web bằng thẻ DIV - Phần 3: Các khối giao diện chồng nhau
I.Website mẫu
Dựng layout bằng thẻ DIV là phương pháp phổ biến trong
thiết kế web hiện nay thay cho phương pháp dựng bằng TABLE trước kia. Trong các bài viết
Phần 1 và
Phần 2 các bạn đã được hướng dẫn chi tiết từng bước về cách dựng layout của một trang web cụ thể. Đó là dạng website đơn giản với các khối giao diện xếp tuần tự cạnh nhau từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Trên cơ sở cơ bản của
Phần 1,
Phần 2, trong phần 3 này tôi sẽ hướng dẫn tiếp ở một trình độ cao hơn:
thiết kế web với layout chứa các khối giao diện chồng nhau.
Lưu ý rằng
mẫu thiết kế web bằng DIV- Các khối giao diện chồng nhau được thực hiện hoàn chỉnh hơn
example thiết kế web bằng DIV- Các khối giao diện chồng nhau vì
example thiết kế web bằng DIV- Các khối giao diện chồng nhau chỉ là layout tĩnh, muốn hoạt động sống động hơn 1 chút như
mẫu thiết kế web bằng DIV- Các khối giao diện chồng nhau thì bạn phải viết một ít jQuery mà dichvusohoa.com sẽ trình bày vào
dịp khác, ở đây chỉ tập trung vào DIV và CSS
Trên thực tế, không phải bao giờ website cũng đơn thuần chỉ là các khối xếp kề nhau từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Trong ví dụ cụ thể trên nhìn qua giao diện ta nhận thấy có 02 khối phần tử chồng lấn đó là
- Logo công ty nằm chồng lên tất cả các phần tử khác. Ảnh giới thiệu công ty xuất hiện thành seri nối tiếp nhau nhưng vẫn bị logo "đè lên" góc cao nhất bên trái
- 02 mép của seri ảnh giới thiệu công ty có 02 khối chữ nhật bán trong suốt "đè lên" tạo cảm giác như khối ảnh bị "cài" dưới lớp kính mờ ở 2 mép
|
Hình 1. Layout với 02 vùng chồng lấn |
II. Nguyên tắc dựng
1.Đơn giản hóa giao diện bằng cách loại bỏ các khối giao diện nằm đè lên các khối khác.
Sau thao tác này ta sẽ thu được 01 lớp các phần tử cơ bản nằm kề nhau từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, và đưa bài toán trở về dạng đơn giản như đã trình bày ở Phần 1, Phần 2.
|
Hình 2. Loại bỏ 02 phần tử chồng lấn, ta thu được layout dạng cơ bản |
2.Dựng các phần tử gây chồng lấn bằng thuộc tính position:absolute, position:relative và z-index
Nguyên tắc này được tóm tắt như sau:
- Chọn một khối DIV nền ( được hiểu như "bệ đỡ", "nền nằm dưới" đỡ các phần tử chồng lấn "trồi lên cao"). Sau đó set thuộc tính position cho phần tử này bằng relative.
- Các phần tử chồng lấn được đặt thuộc tính position bằng absolute.
- Sử dụng thuộc tính top, left để xê dịch định vị chính xác các phần tử chồng lấn.
- Đặt giá trị z-index thật lớn cho các phần tử chồng lấn.
Giải thích: Xem lại bài viết ở Phần 1, Phần 2, các bạn có thể thấy có 1 phần tử là divOuter đóng vai trò là container chứa tất cả các phần tử giao diện khác, và ấn định độ rộng trang web là 1024 px. Trong Phần 3 này divOuter vẫn giữ nhiệm vụ cũ, đồng thời đóng thêm vai trò là: một khối DIV nền ( được hiểu như "bệ đỡ", "nền nằm dưới" đỡ các phần tử chồng lấn "trồi lên cao"). Cụ thể trong trường hợp này là ta cần dựng logo công ty dưới dạng 1 khối DIV nổi lên cao nhất.
|
Hình 3. divLogo với position: absolute và divOuter position: relative |
Thông thường giá trị mặc định của position là static, khi đó các khối giao diện sẽ xếp liền kề nhau, còn để xử lý chồng đè, ta phải thiết lập position bằng relative hoặc absolute.
Khi position của divOuter được đặt relative còn position của divLogo là absolute thì vị trí của divLogo được xác định bằng 02 giá trị top, left và theo vật qui chiếu là container của divLogo tức là divOuter. Sở dĩ ta buộc phải đặt position của divOuter = relative bởi nếu không thì tọa độ của top, left của divLogo sẽ bị một số trình duyệt tính theo phần tử BODY, như thế divLogo sẽ dạt sang trái nếu như độ phân giải màn hình > 1024px.
z-index là thuộc tính chỉ có ý nghĩa khi position = absolute hoặc relative, z-index của phần tử càng lớn thì phần tử càng "trồi lên cao" hơn. Phần tử có z-index thấp sẽ bị phần tử z-index cao hơn che phủ. Ở đây vì nhìn giao diện, thấy divLogo là cao nhất, che phủ mọi phần tử nên ta đặt cho nó 01 giá trị khá lớn là 999.
Như vậy tóm lại là- Trước tiên tạm loại bỏ các phần tử chồng lấn, áp dụng lý thuyết dựng layout ở Phần 1, Phần 2, dựng tất cả các phần tử không chồng lấn nằm trong 01 thẻ divOuter. divOuter này có thêm giá trị position = relative.
- Sau đó bổ sung các phần tử chồng lấn vào divOuter, các phần tử này được đặt position = absolute, điều chỉnh tọa độ bằng (top, left), đặt z-index cho chúng để xác định trật tự che phủ.
III.Thực hành dựng ví dụ mẫu
3.1.Tổ chức thư mục
|
Hình 4. Cấu trúc thư mục |
Rồi ta tiến hành như 02 bước của lý thuyết
3.2.Đơn giản hóa giao diện bằng cách loại bỏ các khối giao diện nằm đè
lên các khối khác.
Sau thao tác này ta sẽ thu được 01 lớp các phần tử cơ bản nằm kề nhau từ
trên xuống dưới, từ trái qua phải, và đưa bài toán trở về dạng đơn giản
như đã trình bày ở Phần 1, Phần 2.
Cụ thể ở đây ta loại bỏ logo công ty và loại bỏ 02 khối chữ nhật bán trong suốt đè lên 02 mép seri ảnh công ty. Vì đã trình bày kỹ ở Phần 1, Phần 2 nên ở đây ta không đi sâu vào việc dựng chi tiết nữa
File index.php
Ở đây ta chỉ có một chút nâng cao so với phần 1, phần 2 đó là xử lý các ảnh PNG (Portable Network Graphics). Đa số trên web ta sử dụng ảnh định dạng GIF hoặc JPG, tuy nhiên ta phải sử dụng PNG trong một số trường hợp:
- Các loại ảnh trong suốt hoặc mờ đục (bán trong suốt). Các loại ảnh bán trong suốt khi xếp chồng lên các phần tử khác sẽ tạo hiệu ứng trong mờ như có kính đè lên.
- Hình ảnh có biên cong uốn lượn phức tạp hoặc biên mờ không rõ cũng nên sử dụng định dạng PNG vì GIF hay JPG sẽ tạo ra hiệu ứng răng cưa rất xấu ở biên.
Tuy nhiên việc sử dụng PNG có rắc rối với IE6 vì nó không support định dạng này ( IE6 là khối ung thư của các trình duyệt !!!). Để xử lý rắc rối này ta có thể dùng CSS filter, với hàm lọc progid:DXImageTransform.Microsoft.AlphaImageLoader, kiều như sau
img {
filter: progid:DXImageTransform.Microsoft.AlphaImageLoader(...);
}
May mắn là để giảm nhẹ khổ não của cái công việc ngớ ngẩn vì phải xử lý ảnh PNG này, ta có thể dùng các plugin jQuery (lại không thể tránh nói về jQuery). Có nhiều plugin jQuery cho lựa chọn này, ở đây tôi dùng supersleight jQuery của tác giả Drew McLellan. Bạn chỉ việc include supersleight jQuery vào phần của index.php và sau đó gọi nó trong file jIndex.js như sau
Các thành phần khác được dựng không có gì đặc biệt, chỉ lưu ý một chút ở file style.css
ta đặt thuộc tính display:inline vì mặc định divHMenu có display:block, IE6 sẽ tạo ra các khoảng trắng bao quanh (ung thư của trình duyệt!!!).
3.3.Dựng các phần tử gây chồng lấn bằng thuộc tính position:absolute, position:relative và z-index
Trước tiên đặt thuộc tính display:relative cho divOuter trong file style.css để divOuter làm nền, làm tọa độ qui chiếu cho các phần tử chồng lấn
Tiếp theo dựng logo công ty, bổ sung phần tử divLogo vào style.css
sau khi đặt position: absolute cho divLogo, căn chỉnh vị trí của nó bằng top,left. Do logo là phần tử nổi cao nhất trong giao diện nên đặt cho nó giá trị z-index khá lớn là 999.
Tiếp theo ta dựng tiếp 02 khối chữ nhật bán trong suốt "đè lên"seri ảnh công ty. Dùng PhotoShop dựng một ảnh mặt nạ PNG trong mờ tên là mask.png. Sau đó bổ sung divSlideShowImageMask vào style.css
, các thông số CSS của divSlideShowImageMask tương tự divLogo, chỉ có z-index đặt thấp hơn bằng 998 để cho divSlideShowImageMask nổi cao hơn các phần tử khác nhưng vẫn nằm dưới divLogo.
Tài liệu tham khảo Transparent PNGs in Internet Explorer 6
Mọi thông tin đăng lại và trích dẫn, ghi rõ xuất xứ dichvusohoa.com