Thứ hai 19:50 21/02/2011 GMT+7
Trong thời kỳ khó khăn những năm 60 - 70 thế kỷ trước, cách hành xử rất thoáng của Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc - người nổi tiếng với những chính sách đi trước vượt rào với văn nghệ sĩ khiến người ta kinh ngạc để rồi kính phục. Ông làm mọi chuyện thật nhẹ nhõm, tự nhiên bởi ẩn phía sau là cái tình văn nghệ thấu hiểu, đậm đà.
Thứ hai 00:37 21/02/2011 GMT+7
“Khoán hộ sau đó không chỉ “nổ” ra ở mỗi Vĩnh Phúc - Phú Thọ mà đã “bung” ra một số địa phương miền Bắc như Hải Phòng, Hà Bắc…” - nguyên bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ, người từng giữ chức trưởng ban hợp tác xã rồi trưởng Ty Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phú thời ông Kim Ngọc, kể...
Thứ hai 00:25 21/02/2011 GMT+7
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tình hình lương thực cực kỳ căng thẳng. Cả nước phải ăn độn bo bo, bột mì, sắn khô. Nhiều cửa hàng lương thực không còn gạo để bán cho dân. Chính sách ngăn sông cấm chợ khiến tình hình càng căng thẳng thêm. So với các nơi khác, tình hình ở Vĩnh Phú tuy cũng gặp muôn vàn khó khăn nhưng nhờ có phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp âm thầm “khoán hộ” nên vấn đề lương thực không đến nỗi căng thẳng lắm. Nhiệm vụ khôi phục kinh tế và các vấn đề xã hội khác của thời kỳ hậu chiến đặt lên vai Tỉnh ủy Vĩnh Phú và cá nhân ông Kim Ngọc hết sức nặng nề.
Thứ hai 00:15 21/02/2011 GMT+7
Trong những ngày tôi ở Vĩnh Phúc tìm hiểu cuộc đời của ông Kim Ngọc để làm phim, khi thì gặp các cán bộ lão thành, khi thì gặp nông dân ở các hợp tác xã, tôi càng hiểu thêm con người ông Kim Ngọc. Và hiểu vì sao người dân Vĩnh Phúc yêu mến, ngưỡng mộ ông.
Thứ hai 00:06 21/02/2011 GMT+7
Tháng 8-1979, ba tháng sau ngày ông Kim Ngọc mất, Tỉnh ủy Vĩnh Phú ra nghị quyết số 13 chủ trương cho khoán cây màu vụ đông, đến năm 1980 tiếp tục cho khoán cây lúa. Như vậy trên thực tế “khoán hộ” dần dần phục hồi ở Vĩnh Phú.