Chủ nhật 23:47 20/02/2011 GMT+7
Bà Kim Ngọc kể: “Sau ngày “khoán hộ” bị phê phán, tiếp đó là chỉ thị của trung ương ngừng “khoán hộ”, nhà tôi hết ngồi hút thuốc lào vặt lại đi dạo lang thang, hết ở phòng làm việc lại về nhà nằm thở dài. Ông ấy không hề lo cho chức quyền của mình mà chỉ lo dân đói”. Chỉ sau mấy năm ngừng “khoán hộ”, nhiều cánh đồng trở nên xơ xác khiến ông Kim Ngọc càng buồn.
Chủ nhật 23:25 20/02/2011 GMT+7
Ngày 26-1-1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú với diện tích 5.103km2 và gần 1,3 triệu dân. Ông Kim Ngọc được cử giữ chức bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú. Trách nhiệm nặng nề lại đặt lên đôi vai gầy guộc của ông.
Thứ bảy 15:11 19/02/2011 GMT+7
Ở cương vị ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, trưởng ban nông nghiệp tỉnh ủy và cũng là người được ông Kim Ngọc phân công đi khảo sát tình hình các hợp tác xã, đồng thời là người tham gia soạn thảo nghị quyết 68 và sau đó được ông Kim Ngọc giao cho trực tiếp soạn thảo “Kế hoạch tiến hành khoán việc cho lao động, cho hộ, cho nhóm trong hợp tác xã nông nghiệp”.
Thứ bảy 12:41 19/02/2011 GMT+7
Ngày 23-3-2009, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và gia đình cố bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc tổ chức lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Đảng và Nhà nước truy tặng. Bộ phim 50 tập Bí thư tỉnh ủy do Đài truyền hình VN thực hiện lấy nguyên mẫu ông Kim Ngọc chuẩn bị bấm máy. Nhà văn Vân Thảo, người viết kịch bản phim Bí thư tỉnh ủy, đã về Vĩnh Phúc tìm lại những tài liệu quý giá và gặp những người thân từng chia sẻ ngọt bùi cay đắng với ông Kim Ngọc. Cuộc đời thăng trầm của một người dũng cảm vì nông dân gần 40 năm trước dần dần mở ra.
Thứ bảy 10:01 19/02/2011 GMT+7
Một con người với tầm nhìn vượt thời đại. Một trí tuệ “ngược dòng” táo bạo với cuộc đời để lại bao bài học cần suy ngẫm. Một con người suốt đời trăn trở, đau đáu với bát cơm của người nông dân. Thời gian hơn bốn thập niên trôi đi, những giá trị ảo đã bị lãng quên, những con người như ông và giá trị ông để lại như viên ngọc ngày càng ngời sáng. Đó là Kim Ngọc, bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, cha đẻ của "khoán hộ" của những năm 1967. Nghị quyết 68 10/09/1966 về các mô hình khoán, mà sau này hay được gọi tắt là "khoán hộ", với nội dung cơ bản đưa hộ lao động trở thành đơn vị sản xuất chính đã đem lại sự đổi thay vượt bậc cho nông nghiệp Vĩnh Phúc. Nhưng số phận không bao giờ dễ dàng cho những con người “ngược dòng” táo bạo quá sớm. Chỉ sau vài vụ mùa kết quả, “khoán hộ” bị đình chỉ, Kim Ngọc phải kiểm điểm và viết bài báo tự nhận sai lầm về chủ trương của mình. Ông mất năm 1977, nhưng chưa bao giờ nghi ngờ về tính đúng đắn về chủ trương khoán, nỗi day dứt khi qua đời của ông chỉ là bao giờ nó được thừa nhận rộng rãi mang lại no ấm cho người dân. Năm 1981, ra đời chỉ thị khoán 100 và 22 năm sau (05/08/1988) nhiều điểm trong phát hiện quan trọng đó đã được thể hiện lại trong Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Chỉ 2 năm sau, Việt Nam thoát cảnh thiếu đói và trở thành nước xuất khẩu gạo.